Các Lưu Ý Sử Dụng Và Tiêu Chuẩn Bột Cá

Thức ăn nấu chín: Thức ăn dạng bột có thể nấu chín dạng cháo loãng cho cá con hoặc dạng đặc. Nấu chín thức ăn giúp cá tiêu hóa và hấp thụ tốt hơn, từ đó tiết kiệm thức ăn và nâng cao hiệu quả kinh tế.

Thức ăn ủ men: Thức ăn (dạng bột) trộn đủ ẩm (khi nắm chặt trong tay không có nước chảy ra, chỉ dính kết lại với nhau, khoảng 40% độ ẩm) trộn với men, ủ từ 12 đến 24 h tùy theo nhiệt độ. Thức ăn ủ men có mùi thơm, giá trị dinh dưỡng cao, dễ tiêu hóa, cá thích ăn. Tuy nhiên, loại này không bảo quản được lâu và tốn nhân công.

Có thể trộn thức ăn với vitamin hoặc thuốc phòng, trị bệnh cho cá. Với thức ăn dạng chín, chỉ trộn vitamin sau khi đã nấu chín và trộn khi thức ăn đã nguội (>400C) để tránh vitamin bị phân hủy.

Một số thực vật có tác dụng làm thuốc phòng bệnh cho tôm, cá rất tốt (như tỏi, cây sài đất, cây chó đẻ…) cũng có thể trộn vào thức ăn cho cá với tỷ lệ hợp lý, giúp cá phòng bệnh.

Từ bao đời nay, thiên nhiên ưu đãi cho ngư trường khai thác hải sản với nguồn lợi lớn. Bên cạnh các loại hải sản có giá trị cao vẫn có các loại cá nhỏ, cá tạp có giá trị thấp. Một cách để nâng cao giá trị của các loại cá này là chế biến các loai cá tạp thành bột cá – nguồn nguyên liệu chính trong sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Bột cá được chế biến từ thịt cá, cá tạp, cá nguyên con, đầu và xương cá hay các phụ phẩm khác từ quá trình chế biến cá. Hiện tại ở Việt Nam bột cá được sản xuất từ 2 nguồn nguyên liệu chính là nguyên liệu cá biển (cá nước mặn) và nguyên liệu cá tra (cá nước ngọt). Với các phụ phẩm cá và cá không đảm bảo quy cách, sau khi chế biến thu được bột cá dùng làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy hải sản.

Trong thức ăn chăn nuôi thì bột cá được xem như là một trong những thành phần rất có giá trị. Nó có vị ngon và chất lượng rất tốt, cung cấp đủ prôtêin với các axít béo thiết yếu giúp vật nuôi phát triển tốt. Do đó việc phân tích thành phần các chất có trong bột cá sẽ giúp các nhà sản xuất biết rõ chất lượng của sản phẩm đơn vị mình làm ra cũng như giúp các nhà tiêu thụ an tâm về chất lượng của sản phẩm mình sử dụng.

Tiêu chuẩn bột cá:

Bảng 1: Các chỉ tiêu cảm quan của bột cá

Chỉ TiêuHạng
Hạng 1Hạng 2Hạng 3
1. Màu sắcNâu nhạtNâu đến nâu sẫm
2. MùiCó mùi thơm đặc trưng của bột cá, không có mùi mốc, mùi hôi hoặc mùi khác lạ.
3. Trạng thái bền ngoàiTơi, không vón cục, không có sâu mọt, không mốc, không lẫn vật lạ.
4. Độ mịnBột cá phải lọt sàng có đường kính mắt sàng 3,0mm, cho phép phần còn lại trên sàng không vượt quá 5%.

1. Bột cá không được chứa Samonella, E. Coli, các độc tố nấm mốc và các chất độc hại. Dư lượng chất bảo quản và các chất nhiễm bẩn khác không được vượt quá mức tối đa cho phép theo qui định hiện hành.

2. Yêu cầu về các chỉ tiêu lý hoá

Yêu cầu về các chỉ tiêu lý hoá của bột cá được qui định trong bảng 2.

Bảng 2: Các chỉ tiêu lý hoá của bột cá

Chỉ TiêuHạng
Hạng 1Hạng 2Hạng 3
1. Độ ẩm, tính theo % khối lượng, không lớn hơn101010
2. Hàm lượng protein thô, tính theo % khối lượng, không nhỏ hơn.605040
3. Hàm lượng chất béo, tính theo % khối lượng, không lớn hơn81012
4. Hàm lượng muối natriclorua, tính theo % khối lượng, không lớn hơn235
5. Hàm lượng tro không tan trong axit Clohyđric (cát sạn) tính theo % khối lượng, không lớn hơn22,53
6. Mảnh vật rắn sắc nhọn.Không cóKhông cóKhông có
7. Hàm lượng nitơ bay hơi tổng số, tính theo mg/100g, không lớn hơn150250350

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *